Câu trả lời ngắn gọn dễ hiểu là rất khó. Vì vậy nếu bạn chỉ có ý định “học thử coi có đậu không, đậu thì tốt không thì thôi” thì thật sự mình nghĩ không nên, vừa tốn tiền, tốn thời gian, không tới đâu cả. Sơ lược một chút về hành trình của mình. Minh tự nhận là một người khá may mắn khi có người đi trước chỉ bảo, vả lại số mình may mắn về con đường khoa bảng, nên những kỳ thi mang tính quyết định thì thường đánh đâu thắng đo´. Tuy vậy hành trình của mình vẫn kéo dài tới 4 năm từ lúc lên kế hoạch học đến lúc bắt đầu học. Nếu không xét tới các đồng nghiệp khác may mắn được dạy bằng tiếng anh hoàn toàn ở trường nha hay nói tiếng anh từ nhỏ thì 4 năm coi như là ngắn vì nhiều người còn tốn nhiều thời gian hơn như vậy. Trong thời gian đó mình tốn tiền trước hết cho việc học anh văn để lấy được cái bằng toefl trên 100 hết gần 20 triệu thì phải. Tiếp theo là tốn tiền rút bảng điểm ở trường cả tiếng Việt và tiếng Anh, và cần trường đóng mộc vào nữa là 40t. Sau đó tốn tiền nộp cho tổ chức đánh giá bằng cấp quốc tế ECE để họ chuyển bảng điểm cho mình thành thang điểm trên 4 cũng thêm vài triệu nưã. Rồi tốn tiền thi NBDE part 1 và 2, tiền thi toefl chắc cũng khoảng 20t. Ngoài ra cũng nên tính thêm chi phí đi Mỹ thi cử, tiền vé cứ lần đi là khoảng 20t không tính ăn ở vì ở nhà mẹ. Mỗi lần đi xin visa Mỹ cũng nên tính vào nốt cứ 3t một lần mà vài lần như vậy. Rồi khi apply thì muốn qua bước này phải hoàn thành bước khác, nghiã là lại thêm một lần đóng phí. Trên đây là những chi phí cơ bản, còn ngoài ra thì hằng hà sa số khoảng nho nhỏ khác. Khoảng thời gian đó mình cảm thấy có lỗi với mẹ kinh khủng, vì mẹ mình qua Mỹ chưa được bao lâu, còn nhiều vất vả mà một lúc lo cho 3 chị em ăn học. Cảm thấy mình là đứa bất tài nhất thế giới này. Việc làm thì không như ý vì mình dành thời gian cho việc học mà lơ là việc làm, cứ dậm chân tại chỗ làm vài ba ca đơn giản trong khi bạn bè sắp lên sao Hoả rồi. Mỗi ngày đi làm đều cảm thấy chắc mọi người cười chê mình dữ lắm. Áp lực tâm lý lúc đó thật lớn, vì mỗi ngày đều tự hỏi khi nào thì mới ra trái ngọt, và có bao giờ hái được trái ngọt hay không.
Nhưng… có đáng không? Rất đáng, một khi bạn đủ dũng cảm đi đến cuối con đường. Dentisty là ngành nghề số một ở Mỹ - bởi một khi bạn tốt nghiệp và clear bằng hành nghề để đi làm, bạn nghiễm nhiên lọt top 3% income cao nhất nước Mỹ - cái này là đi học được dạy như vậy chứ không phải mình nổ nghen. Ngày orientation đầu tiên, các thầy cô mở đầu bằng câu: “mặc dù vào được trường nha rồi, nhưng hãy khoan sống như một nha sĩ đã”. Vì sao nói như vậy, vì bác sĩ, nha sĩ thực sự có một cuộc sống rất tốt. Mình thấy bạn mình đi du lịch khắp nơi vì “I know i can afford it”. Mình thấy những bạn khác nữa ăn nhà hàng sang trọng cũng chỉ bởi vì “I know I can afford it”. Khi thấy mình suy tính chuyện tiền nong, bạn mình nói “còn có 3 tháng nữa là tốt nghiệp, mày biết là một đống tiền sắp ập vào mặt mày phải hơm?” Khi mình đi phụ phỏng vấn thí sinh nộp vào trường, các thầy cô nói rằng hãy đánh giá cẩn thận, chọn lựa cẩn thận bởi chúng ta có thể thay đổi số phận một con người với quyết định cuả chúng ta. Giá như mình có thể cho các bạn thấy được niềm kiêu hãnh và sự tự tin cuả sinh viên trong trường, thì các bạn sẽ hiểu rõ hơn. Mình không phải viết ra để chảnh hay nổ, mà để tiếp thêm động lực cho bạn nào thật sự quyết tâm thay đổi số phận của mình. Bởi vì nó rất đáng, cho nên nó mới khó với tới. Nói vui một chút, mình có anh bạn cùng lớp đang độc thân, nhỏ bạn liền bảo – đừng lo, mày có 2 vũ khí đáng giá vào hàng bậc nhất thế giới: passport Mỹ và bằng nha sĩ Mỹ, ra trường thì mày không bao giờ bị ế đâu.
Tản mạn tí thôi, lâu lâu viết tiếng việt cho cả nhà dễ đọc, nhưng mà viết tiếng việt thật sự khó diễn đạt quá, rặn ra được câu là tuột mood rồi. Một là đọc rất sến, hai là đọc rất dở hơi, ba là đọc lại thấy chảnh chảnh kiểu ta đây, không biết làm sao viết cho nó đúng tone cả. Với nữa từ nhỏ xài VNI nó quen rồi, giờ xài macbook đành ngậm ngùi học cách đánh của nó. Ngồi mổ cò bài này bằng viết được ba bài khác. Đó cũng là lý do mình thích viết bài tiếng anh hơn, hơn nữa mình cho rằng nếu các bạn có ý định tìm hiểu con đường này thì tiếng anh là một điều bắt buộc. Thật sự nếu bạn cảm thấy đọc tiếng anh lười quá chỉ thích đọc tiếng việt thì mình thành thực cho rằng bạn khó có thể đi đến cuối con đường bởi tin mình đi, bạn sẽ phải đọc cả trăm trang web, cả ngàn trang tư liệu trong hành trình của mình, dù có người giúp đỡ hay không. Chúc các bạn có đủ quyết tâm và dũng cảm theo đuổi con đường này. Nếu các bạn có thắc mắc, hay muốn mình viết thêm về chủ đề gì thì vui lòng email vào địa chỉ hannah@ddsjourney.com Hiện tại thấy mọi người đa phần đề nghị "how to study for NBDE" và "how to finance the journey" là chính. Đó sẽ là chủ đề tiếp theo cho blog sắp tới. Thân!